[tintuc]
CƯỠNG CHẾ
I. Cơ sở pháp lý
II. Nghiệp vụ
cưỡng chế.
1. Lý do cưỡng chế thủ tục Hải quan
2.Quy
trình giải quyết cưỡng chế thuế
a.
Tra cứu nợ thuế trong chương trình kế toán 559
b.
Các trường hợp không cưỡng chế thủ tục
c. Các căn cứ để giải toả cưỡng chế thuế
d. Chế độ báo cáo Lãnh đạo Chi cục trong việc giải quyết
cưỡng chế
- CV 845/TCHQ-KTT ngày 19/02/2009 của Tổng Cục Hải Quan về hướng dẫn điều
chỉnh thuế thu
-
CV 3287/TCHQ-KTTT ngày 10/07/2003 của Tổng cục Hải quan về việc đôn đốc thu nợ
thuế,
-
CV 1396/TCHQ-KTTT ngày 03/04/2002 của Tổng cục Hải quan về việc giải quyết
khiếu nại cưỡng chế,
-
CV 2591/TCHQ-KTTT ngày 07/06/2004 của Tổng cục Hải quan về việc chứng từ giải
toả cưỡng chế thuế,
- CV 119/PNV-T2 ngày 17/06/2004 của PNV về việc tạm giải toả cưỡng chế thuế,
Theo điểm 2 chương V
Nghị định 54-CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ quy định thì
các doanh nghiệp không nộp thuế, nôp phạt theo quyết định xử lý về thuế thì Cơ
quan Hải quna không cho phép làm thủ tục lô hàng tiếp theo cho đến khi đối tượng
đó nộp đủ tiền thuế, tiền phạt.
Theo
CV 3287/TCHQ-KTTT ngày 10/07/2003 của Tổng cục Hải quan quy định tính chất
của các khoản nợ thì Doanh nghiệp bị cưỡng chế có thể là một trong những trường
hợp sau:
- Cưỡng chế đối với khoản nợ của các Doanh nghiệp đang hoạt động đến hạn nhưng
chưa thanh toán, hoặc cố tình chây ì không chịu trả,
- Cưỡng chế đối với khoản nợ của các Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả
năng thu đòi nên không thể thanh toán khi đến hạn,
- Cưỡng chế đối với khoản nợ của các Doanh nghiệp đã giải thể phá sản không có
khả năng thu hồi nợ thuế,
- Cưỡng chế đối với khoản nợ của các Doanh nghiệp đang trong thời gian đề nghị
được xoá, được khoanh, giãn nợ thuế,
- Cưỡng chế đối với khoản nợ của các Doanh nghiệp đã mất tích, không còn địa
chỉ,
- Cưỡng chế đối với khoản nợ của các Doanh nghiệp đang chờ ghi thu, ghi chi,
- Cưỡng chế đối với khoản nợ của các Doanh nghiệp nhập khẩu hàng trong danh mục
được nhà nước điều chỉnh thuế nên Doanh nghiệp chưa nộp thuế,
- Cưỡng chế đối với khoản nợ của các Doanh nghiệp mẹ chưa thanh toán, thì các
công ty con cũng thuộc diện bị cưỡng chế.
* Lưu ý:
+ Không làm thủ tục Hải quan cho các doanh nghiệp nợ thuế
kể cả trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế những lại uỷ thác cho các đơn vị khác
nhập khẩu (trừ trường hợp doanh nghiệp nợ thuế được tạm giải toả cưỡng chế theo
quy định)
Lưu ý: Đối với trường hợp doanh nghiệp chỉ nợ thuế cưỡng
chế tại Chi cục Hải quan CK Cảng Hải phòng KVII, cán bộ tiếp nhận tra cứu tình
trạng nợ thuế trên chương trình kế toán 559 để xác định lại chính xác số thuế mà
Doanh nghiệp nơi đọng.
- Hàng hoá
xuất khẩu;
- Hàng hóa
nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho
an ninh, quốc phòng theo Danh mục cụ thể về
số lượng, chủng loại hàng hoá nhập
khẩu chuyên dùng cho an ninh, quốc phòng do Lãnh đạo
Bộ chủ quản phê duyệt đã được
đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính
từ đầu năm;
- Hàng hóa
nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài
theo hợp đồng gia công đã ký (trừ trường
hợp vi phạm quy định về quyết toán đối
với hàng hóa gia công);
- Hàng hóa
nhập khẩu là máy móc, thiết bị, vật tư
của dự án ODA theo hợp đồng nhập khẩu
hoặc hợp đồng trúng thầu, hợp
đồng thực hiện dự án, đã được
cơ quan chủ quản phê duyệt;
- Hàng hóa
nhập khẩu là máy móc; thiết bị; phương
tiện vận tải chuyên dùng; vật tư xây dựng
trong nước chưa sản xuất được
để tạo tài sản cố định của doanh
nghiệp;
- Hàng hóa
nhập khẩu là máy móc, thiết bị, vật tư cho
các dự án thuộc nhóm A theo quy định tại
Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của
Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý
đầu tư và xây dựng và các Nghị định sửa
đổi, bổ sung Nghị định số
52/1999/NĐ-CP; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày
7/2/2005 của Chính phủ về việc quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
- Hàng hóa
nhập khẩu cần có sự bảo quản đặc
biệt như cây giống, con giống, huyết thanh,
vắc xin, vũ khí, đạn dược, chất gây
nổ, chất gây cháy, chất phóng xạ và hàng hóa nhập
khẩu theo yêu cầu khẩn cấp để phòng
chống dịch.
- Căn cứ vào các văn bản tạm giải toả cưỡng chế do các cơ quan có thẩm quyền ban
hành.
- Các căn cứ khác
+ Trường hợp là Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu:
Cho phép Doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan với điều kiện:
@ Doanh nghiệp xuất trình được các chứng từ gốc hoặc bản photocopy có xác nhận
sao y bản chính do giám đốc ký chứng minh đã nộp đủ tiền thuế, tiền phạt chậm
nộp thuế theo số liểu trên mạng cưỡng chế thuế, hoặc:
@ Khi nhận được các chứng từ nộp tiền (bản gốc hoặc bản sao do giám đốc ký chứng
minh đã nộp xong các khoản nợ đó nhưng trên mạng cưỡng chế chưa xoá) do Chi cục,
Cục Hải quan nơi Doanh nghiệp nộp bằng đường Fax.
+ Trường hợp là Chi cục Hải quan nơi Doanh nghiệp nộp tiền thuế, tiền phạt chậm
@ Kiểm tra, đối chiếu chính xác các chứng từ Doanh nghiệp xuất trình chứng minh
đã nộp xong khoản nợ đó nhưng trên mạng cưỡng chế chưa xoá hoặc chứng từ cần
phải điều chỉnh (VD nhầm mục, tiểu mục nộp NSNN, thiếu mã số thuế, nhầm tài
khoản, không đúng địa chỉ....) và,
@ Chuyển chứng từ này bằng đường Fax đến Chi cục Hải quan nơi Doanh nghiệp đang
làm thủ tục nhập khẩu để Chi cục đó làm cơ sở tạm thời làm thủ tục nhập khẩu
hàng hoá cho DN.
+ Trường hợp Doanh nghiệp chưa nộp thuế hoặc chưa đủ chứng từ chứng minh đã nộp
đủ thuế nhưng đề nghị được làm thủ tục Hải quan:
@ Căn cứ vào Cv 444/HQHP-TCC ngày 08/03/2003 của Cục Hải quan TP Hải phòng. cán
bộ tiếp nhận yêu cầu đại diện Doanh nghiệp viết đơn xin mở tờ khai (theo mẫu đội
TT-XNK đã soạn) cam kết nộp hết số nợ đọng thuế trước khi giải phóng hàng để báo
cáo lãnh đạo chi cục cho phép Doanh nghiệp mở tờ khai.
Theo CV 667/HQHP-NV ngày 18/04/2003, trong mọi trường hợp khi tiếp nhận chứng từ
thanh khoản của Doanh nghiệp đề nghị xin giải toả cưỡng chế, cán bộ tiếp nhận
phải kiểm tra xem xét và báo cáo với lãnh đạo chi cục giải quyết, không được tự
ý khước từ đề nghị của Doanh nghiệp. Những trường hợp vượt thẩm quyền chi cục
phải có báo cáo bằng văn bản về Phòng nghiệp vụ để xem xét báo cáo lãnh đạo giải
quyết.
[/tintuc]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét